Không phải bà mẹ nào cũng biết cách chăm sóc trẻ bị sốt do mọc răng đúng khoa học, vì vậy cần lưu ý và tránh mắc phải một số sai lầm dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho con yêu trong giai đoạn nhạy cảm này nhé!
1.Sai lầm khi để nhiệt độ phòng quá thấp.
Nhiều mẹ nhầm tưởng để nhiệt độ phòng thấp sẽ hợp lý khi chăm sóc trẻ bị sốt. Tuy nhiên, thực tế lại không hề thích hợp khi bé không quen chịu lạnh. Mẹ nên để nhiệt độ phòng trong khoảng 18 đến 21 độ C trong trường hợp thường xuyên bật máy lạnh, hoặc trong khoảng 25 – 27 độ C nếu không thường xuyên bật máy lạnh, để tránh tình trạng bé có thể bị cảm do không quen với nhiệt độ môi trường.
Để giảm sốt cho bé hiệu quả, mẹ nên tắm cho con bằng nước pha ấm hoặc dùng khăn vải thấm nước ấm và lau người cho bé. Với cách này sẽ giúp bé hạ nhiệt độ cơ và cảm thấy dễ chịu hơn. Đây cũng là cách hạ sốt thông thường được nhiều mẹ áp dụng và hiệu quả, an toàn cho bé bị sốt và sốt do mọc răng.
2.Sai lầm khi cho trẻ uống nước lạnh.
Cũng tương tự như sai lầm đầu tiên, việc cho trẻ uống nước lạnh không giúp hạ nhiệt cơ thể khi bé bị sốt mọc răng. Mẹ nên cho bé uống sữa công thức pha ấm hoặc sữa mẹ để thay thế nước lạnh. Đây cách tốt nhất giúp trẻ bù đắp lượng nước khi bị sốt mọc răng.
3.Sai lầm khi cho trẻ nhỏ uống thuốc của người lớn.
Trong trường hợp nhà bạn không có sẵn thuốc hạ sốt dành cho trẻ em thì tốt nhất nên đưa bé đi khám bác sỹ để được kê đơn thuốc thích hợp. Tuyệt đối không chia nhỏ liều thuốc của người lớn để dùng cho trẻ nhỏ. Vì thông thường, thuốc hạ sốt dành cho trẻ nhỏ chỉ dùng khi bé sốt trên 38,5 độ C.
Một số lưu ý khi trẻ bị sốt mọc răng.
– Mẹ cần theo dõi trẻ bị sốt do mọc răng một cách cẩn thận và nên đưa bé đi khám bác sỹ khi thấy bất cứ hiện tượng bất thường nào.
– Hãy để ý xem bé có những dấu hiệu như: hắt hơi, sổ mũi, phát ban, sốt cao và kéo dài trên 3 ngày, ít đi tiểu và nôn mửa hay không. Vì đây không phải là dấu hiệu của mọc răng mà thường là biểu hiện của một số vấn đề liên quan đến sức khỏe phức tạp hơn.
– Trẻ nhỏ mọc răng thường mệt mỏi, nướu sưng đỏ, ngứa, đau, hay chảy dãi, chán ăn, thích cắn và có thể sốt hoặc tiêu chảy. Mẹ có thể giúp bé dễ chịu hơn bằng cách massage nhẹ vùng nướu, cho bé ngậm loại đồ chơi dành riêng cho các trẻ mọc răng hoặc có thể dùng một chiếc khăn mát chườm nướu cho bé. Nếu bé chán ăn, ăn kém, mẹ nên thay thế các thức ăn thường ngày bằng đồ ăn lỏng, mềm và đừng ép bé ăn.
– Mẹ hãy dành thời gian vỗ về, quan tâm và chăm sóc bé nhiều hơn.
Phạm Hồng (t/h)